Thiệp cưới nên được gửi tới quan khách tham dự trong khoảng thời gian từ 7-10 ngày trước khi đám cưới diễn ra. Đây cũng là thời điểm thích hợp nhất để khách mời có thể sắp xếp thời gian tham dự hôn lễ của bạn.
Nếu bạn gửi thiệp quá sớm, có thể các vị khách sẽ quên mất tấm thiệp của bạn và không tham dự đám cưới. Bạn cũng chẳng thể gọi điện nhắc nhở từng người để tham gia hôn lễ được đúng không?
Nếu thiệp cưới được gửi đi quá muộn, khoảng 3-5 ngày trước hôn lễ, có thể mọi người sẽ không sắp xếp kịp thời gian để đến chung vui cùng cô dâu chú rể.
Do đó, bạn đừng gửi thiệp cưới quá sớm hay quá muộn mà hãy chọn một khoảng thời gian thích hợp để số lượng khách mời tham gia có thể đông nhất nhé.
2. Mời cưới ngay sau lễ ăn hỏi
Lễ ăn hỏi hay lễ đính hôn là một nghi thức quan trọng trong phong tục kết hôn của người Việt Nam. Đây là thông báo chính thức của hai gia đình về việc kết thành thông gia với nhau. Sau lễ này, cô dâu sẽ được công nhận trở thành “vợ chưa cưới” của chàng trai. Còn chú rể thì được xem như con cháu trong nhà và tập xưng hô gọi bố mẹ. Lễ ăn hỏi rất quan trọng vì sau giai đoạn này cả hai đã được xem như vợ chồng chưa cưới và chỉ còn chờ ngày kết hôn để chú rể có thể đưa nàng về dinh.
Do vị trí địa lý hoặc chi phí tốn kém mà nhiều gia đình đã gộp cả lễ ăn hỏi và lễ cưới để cùng tổ chức trong một dịp. Tuy nhiên, đây vẫn còn là nghi thức quan trọng ở nhiều địa phương.
Nếu có tổ chức lễ ăn hỏi thì thời gian mời cưới không còn là trước 7-10 ngày nữa vì khoảng cách giữa lễ ăn hỏi và đám cưới ở mỗi nơi có sự khác nhau.
Nếu lễ đính hôn chỉ cách lễ cưới từ 2-3 ngày thì cô dâu và chú rể cần mời khách từ trước để tránh tình trạng khách không thu xếp được thời gian tham dự.
Trong trường hợp hoảng cách giữa hai lễ trên cách nhau tận vài tháng thì cặp đôi có thể gửi thiệp cưới cho khách mời ngay sau lễ ăn hỏi. Tuy nhiên khoảng một tuần trước hôn lễ, cần chú ý nhắc nhở để khách mời không quên bằng các phương tiện như điện thoại, tin nhắn hay thậm chí là mạng xã hội.